Huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên

Huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên

Trang thông tin xã Rạng Đông

VAI TRÒ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

Thứ tư - 10/04/2024 10:39
VAI TRÒ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
VAI TRÒ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
18/09/2023

 

 

      Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của thời đại.

      Chuyển đổi số được triển khai thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội – quốc phòng – an ninh. Đối với nền hành chính nhà nước thì chuyển đổi số là bước đột phá chiến lược để đưa nền hành chính nước ta phát triển.

      Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành là một trong những bước ngoặc quan trọng để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đây là điều kiện để xây dựng thị xã Gò Công phát triển thành TP.GC và để vươn xa hơn, xứng tầm là đô thị hạt nhân vùng kinh tế - đô thị phía Đông của tỉnh. Đồng thời việc thực hiện CCHC gắn liền với chuyển đổi số là xu thế tất yếu của sự vận động, phát triển trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

  1. Lợi ích của chuyển đổi số mang lại

      Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho chính phủ, doanh nghiệp và cuộc sống của người tiêu dùng.

      - Đối với Nhà nước

      Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.

      Thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.

      Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức.

      Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”.

      - Đối với doanh nghiệp

      Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức,

      doanh nghiệp được nâng cao.

      Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số.

      Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

      Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.

      - Đối với người dân

      Mỗi người dân khi tham gia thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính phủ số sẽ được hưởng nhiều lợi ích không khoảng cách địa lý khi thực hiện các dịch vụ công, được bình đẳng về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống.

      Ví dụ như: Chính phủ số nhờ dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn. Một đứa trẻ khi sinh ra được cấp một mã định danh duy nhất, đến kỳ thì gia đình nhận được thông báo đi tiêm phòng từ chính quyền, đến tuổi đi học thì chính quyền dựa trên số liệu dân cư để quyết định phân bổ cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục, tránh nơi bị thừa, nơi lại thiếu, đến tuổi trưởng thành thì tự động nhận được căn cước công dân. Khi dịch bệnh bùng phát thì kịp thời nhận được cảnh báo, chăm sóc y tế.

 
  http://tienson.tienphuoc.quangnam.gov.vn/Portals/10/C%C4%90S.jpeg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      2. Những khó khăn, hạn chế khi thực hiện chuyển đổi số hiện nay

      - Khách quan:

      + Đường truyền mạng vẫn không ổn định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu xử lý công việc.

      + Cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ đảm bảo phục vụ cho việc chuyển tải, chia sẽ và kết nối dữ liệu khi thực hiện liên kết và chuyển đổi số.

      - Chủ quan:

      Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.

      Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Do thói quen người dân vẫn còn đến nộp hồ sơ trực tiếp là chủ yếu, thanh toán bằng tiền mặt, tỉ lệ người dân thực sự sử dụng tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến còn thấp. Việc thanh toán trực tuyến vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với người dân. Như trong công tác khám chữa bệnh người dân vẫn quen sử dụng thẻ BHYT thay vì tích hợp chung giấy CCCD để thực hiện nên trên địa bàn thị xã hiện nay tỉ lệ người dân thực hiện khám bệnh bằng CCCD chỉ đạt khoảng hơn 20%.

      Tỉ lệ người dân thực hiện cài đặt mã định danh điện tử mức độ 2 vẫn chưa đạt 100% nên chưa thực hiện liên kết chia sẽ dữ liệu khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến nên việc chờ đợi để nhập liệu, gây mất thời gian cho cán bộ công chức và người dân.

      Tâm lý ngại thay đổi của một bộ phận người dân khi bước đầu tiếp cận cách thực hiện chuyển đổi số vì nhiều lý do như tuổi cao, trình độ dân trí, khả năng sử dụng công nghệ…

      Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, UBND thị xã Gò Công đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện: đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành; Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, nhất là ở cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nhân dân; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; Tổ công nghệ số cộng đồng…Và một trong các giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả chuyển đổi số là việc thực hiện một chính sách khuyến khích về tài chính. Trong tháng 7 năm 2023 HĐND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND quy định khi người dân thực hiện nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến thì được giảm 50% phí, lệ phí theo quy định. Nếu nộp hồ sơ trực tiếp thì phải nộp đủ 100% theo quy định. Đây là một chính sách quan trọng, tác động mạnh đến hiệu quả việc thực hiện chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính hiện nay.

      Xét cho cùng, chuyển đổi số là phục vụ người dân. Mỗi người dân trở thành công dân số thì chuyển đổi số mới thành công. Do vậy, chuyển đổi số mang ý nghĩa của một cuộc cách mạng toàn dân. Nếu Nhân dân không hiểu và không tham gia thì chuyển đổi số chỉ là trên giấy. Người dân phải là chủ thể, là trung tâm của chuyển đổi số. Và chúng ta phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện, nhanh và hiệu quả hơn và từ đó sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển. Người dân thấy thiết thực, hiệu quả thì chuyển đổi số khó khăn đến mấy cũng thành công.

      Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số không phải vấn đề quan trọng nhất, mà sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân mới là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.

      Với chủ đề Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023“Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”chúng ta càng thấy rằng Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi. Và để thực hiện được chuyển đổi số được hiệu quả thì nhiệm vụ đầu tiên và vô cùng quan trọng là làm sao phải khắc phục được thách thức lớn nhất là nhận thức đúng. Do đó, việc tuyên truyền để đưa các chủ trương, chính sách đi sâu vào lòng dân, để dân hiểu và thực hiện là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và toàn dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại21,754
  • Tổng lượt truy cập327,743
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây